"Về việc xây nhà xã hội ở các đô thị lớn ở Việt Nam,ềungườimuađượcnhànếuSàiGònlàchungcưpay tôi nghĩ có hai mô hình để tham khảo: Thứ nhất là Hong Kong, thứ hai là Singapore. Nhà ở Hong Kong phần lớn là nhà thương mại, dẫn đến giá nhà cao ngất ngưởng, và phần lớn người dân ở trong những ngôi nhà nhỏ hẹp (hay hộp diêm) và có rất nhiều đại gia bất động sản.
Ngược lại, ở Singapore, phần lớn nhà ở là nhà xã hội do nhà nước xây, kết quả là 90% người dân sở hữu nhà với giá cả phải chăng, ở trong những ngôi nhà rộng rãi. Nhìn vào thực tế đó, chúng ta nên chọn mô hình của Singapore.
Để đạt được thành tựu giống Singapore, chúng ta hãy làm một bài toán ngược. Ví dụ, ở Sài Gòn dân số là 10 triệu người, mỗi năm tăng thêm 3-5%, chúng ta cần 2,5 triệu căn hộ (bốn người một căn) và tăng 3% mỗi năm. Dựa trên quỹ đất hiện tại, chúng ta sẽ phát triển đủ 2,5 triệu căn nhà, và chủ yếu là nhà xã hội (80%-90%).
Để làm được điều này thì nhà nước nên là người thực thi chứ không phải doanh nghiệp, vì phần lớn doanh nghiệp theo đuổi mục đích lợi nhuận. Giải pháp cho TP HCM là đô thị nén (80%-85% là chung cư, 10%-20% nhà dạng biệt thự cao cấp cho tầng lớp giàu).
Chúng ta sẽ chuẩn hóa quy hoạch chung cư (diện tích cây xanh, trường học, siêu thị, khu thể thao, chỗ để ô tô, khoảng cách tới metro...). Chỉ như vậy mới tối ưu nhà ở và hạ tầng giao thông".
Bạn đọc có nickname diepph88phân tích và so sánh hai mô hình nhà ở tại Hong Kong và Singapore, từ đó cho rằng nên tham khảo mô hình của Singapore, đó là cơ quan nhà nước nên xây dựng nhà ở xã hội.
Bình luận này được viết sau thông tin Hà Nội đề xuất tăng lợi nhuận xây nhà xã hội lên 15-20%. Sở nhìn nhận nguồn lực thu hút chủ đầu tư tham gia rất quan trọng để đáp ứng nhu cầu mua và phát triển nhà ở xã hội. Với Hà Nội, nhu cầu phát triển nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2023 là 6,8 triệu m2 sàn xây dựng.
Trong đề án xây một triệu căn nhà xã hội, Thủ tướng cũng giao chỉ tiêu cho thành phố phát triển 56.200 căn. Do đó, Sở Xây dựng đề xuất nâng lợi nhuận cho chủ đầu tư xây nhà xã hội lên 15-20%, thay vì mức cũ 10% vốn không thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia. Mức tăng này cũng là mong muốn của nhiều chủ đầu tư trên thị trường.
Nhưng, trả lời quan điểm trên, độc giả hoanghuyle3666cho rằng trở ngại lớn nhất là tiền đền bù để lấy đất xây nhà ở xã hội: "Bây giờ ở Sài Gòn, nhà thấp tầng sở hữu của dân rất nhiều. Với con số 80-85% nhà chung cư thì phải đền bù, giải tỏa để xây? Trừ phi đền bù thật thỏa đáng, chứ không có chuyện người dân có nhà hiện tại nhượng lại đất. Mà đền bù thỏa đáng thì tiền ở đâu ra? Còn xây chung cư vùng ngoài thì phải quy hoạch rất tốt thời gian, có khi cả vài chục năm để phát triển cầu đường trường trạm".
Để bảo vệ đề xuất của mình, độc giả diepph88phản biện: "Lúc nào cũng có giải pháp để giải quyết vấn đề, chỉ là người ta có làm tới hay không thôi. Bây giờ thương mại điện tử phát triển mạnh, người ta chỉ cần một cái nhấp chuột là mua một món hàng giao tới tận cửa, thế nên giờ nhà mặt tiền không còn là lợi thế cạnh tranh. Nếu nhìn kỹ thì mặt bằng quận 1, 3 bị trả lại rất nhiều.
Đây là xu hướng ngắn và dài hạn. Suy cho cùng thì ai cũng muốn sống trong những khu nhà văn minh, sạch sẽ, đầy đủ tiện ích, có chỗ cho trẻ con chơi, người lớn đi bộ, tập thể dục, cây xanh để ai cũng có không khí trong lành và thời tiết mát mẻ.
Có nén đô thị thì mới có đất làm đường, có đất xây metro, nếu nhà nước quản trị tốt thì mọi người sẽ từ từ vì cái chung (dĩ nhiên là không dễ), Đà Nẵng đã làm được, TP HCM và Hà Nội cũng sẽ làm được. Thay vì các đại gia làm giàu vì BĐS, chúng ta sẽ có những đại gia công nghệ như Singapore".
Hữu Nghị tổng hợp
>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.